Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013
Lời khuyên của Mẹ
Nguyên lý đầu tiên
Dạy kiểu hà tiện
Không xa Phật vị
Ông tàu vui tính
Chuyện Đời Shunkai
Không có từ tâm
101 Giai thoại về Thiền - Thiền sư Nyogen Senzaki
Trong cuộc sống, vì quá coi trọng vật chất, chúng ta thường dụng thủ đoạn để đạt được chúng, vì quá mê muội nên ngỡ đó là dụng trí thông minh để có được, sự mê lầm ấy lâu ngày được truyền tụng, tôn thờ thậm chí dụng chúng để làm giáo lý truyền dạy cho con, em chúng ta để đạt được cái lợi ích tầm thường, che lấp cái tâm trong sáng. Đẩy thế hệ sau đi vào muôn muôn, trùng trùng mê lầm đau khổ vì cái động cơ ban đầu sai lầm.
Nay kính nhờ pháp âm, 101 giai thoại về thiền của Thiền sư Nyogen Senzaki tổng hợp năm 1919, gồm các truyện và công án thiền thời thế kỷ 19 và 20 và bản dịch của Shasekishū (Sand and Pebbles), do thiền sư Nhật Mujū (無住 , Vô Trú) viết vào thế kỷ 13.
Lập nội dung trang này trước là để giáo huấn bản thân và gia đình, sau để anh, em con cháu tìm hiểu và nương nhờ để tu thân.
Vô cùng cám ơn anh Trần Đình Hoành và chị Trần Lê Túy Phượng đã cực nhọc, dày công biên soạn và truyền dẫn, công đức vô lượng vô biên. (trích nguồn http://trandinhhoanh.wordpress.com/101-cau-truy%E1%BB%87n-thi%E1%BB%81n/)
1 - Tách trà
2 - Nhặt được Kim cương giữa lối bùn
3 - Vậy à
4 - Vâng Lời
5- Nếu yêu hãy yêu công khai
6 - Không có từ tâm
7 - Thông báo
8 - Sóng lớn
9 - Không trộm được mặt trăng
10 - Bài thơ cuối cùng của Hosin
11- Chuyện Đời Shunkai
12 - Ông tàu vui tính
13 - Một vị Phật
14 - Đường bùn
15 - Shoun và Mẹ
16 - Không xa Phật vị
17 - Dạy kiểu hà tiện
18 - Một dụ ngôn
19 - Nguyên lý đầu tiên
20 - Lời khuyên của Mẹ
21- Tiếng vỗ của một bàn tay
22 - Trái tim tôi cháy như lửa
23 - Eshun ra đi
Nay kính nhờ pháp âm, 101 giai thoại về thiền của Thiền sư Nyogen Senzaki tổng hợp năm 1919, gồm các truyện và công án thiền thời thế kỷ 19 và 20 và bản dịch của Shasekishū (Sand and Pebbles), do thiền sư Nhật Mujū (無住 , Vô Trú) viết vào thế kỷ 13.
Lập nội dung trang này trước là để giáo huấn bản thân và gia đình, sau để anh, em con cháu tìm hiểu và nương nhờ để tu thân.
Vô cùng cám ơn anh Trần Đình Hoành và chị Trần Lê Túy Phượng đã cực nhọc, dày công biên soạn và truyền dẫn, công đức vô lượng vô biên. (trích nguồn http://trandinhhoanh.wordpress.com/101-cau-truy%E1%BB%87n-thi%E1%BB%81n/)
Danh sách 101 giai thoại về Thiền
2 - Nhặt được Kim cương giữa lối bùn
3 - Vậy à
4 - Vâng Lời
5- Nếu yêu hãy yêu công khai
6 - Không có từ tâm
7 - Thông báo
8 - Sóng lớn
9 - Không trộm được mặt trăng
10 - Bài thơ cuối cùng của Hosin
11- Chuyện Đời Shunkai
12 - Ông tàu vui tính
13 - Một vị Phật
14 - Đường bùn
15 - Shoun và Mẹ
16 - Không xa Phật vị
17 - Dạy kiểu hà tiện
18 - Một dụ ngôn
19 - Nguyên lý đầu tiên
20 - Lời khuyên của Mẹ
21- Tiếng vỗ của một bàn tay
22 - Trái tim tôi cháy như lửa
23 - Eshun ra đi
Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013
Đi phượt - Hòn Tre -Kiên Hải - Kiên Giang
Tôi sinh ra tại Kiên Giang, nhưng khi nói về những địa danh của Kiên Giang như Hòn Đất, Hòn Tre, Hòn Trẹm, Rừng U Minh thượng tôi lại mù tịt.
Tháng 06 trời mưa trời mưa không dứt . . . lời bài hát rỉ rã bên tai như đồng cảm với khí hậu nơi vùng ven biển. Tối thứ bảy vừa thu xếp xong mọi việc hai vợ chồng cùng bé ting nhanh chóng bắt xe Mai Linh đi Kiên Giang với dự định cho chuyến đi lần này là khám phá đảo Hòn Tre - Kiên Hải. Dạo thật nhanh các trang web, thu thập một ít thông tin về điểm đến cho chuyến đi bụi như chi phí vận chuyển, khách sạn và hướng dẫn viên du lịch chúng tôi lên đường trong vội vã.
05h00 sáng hôm sau chúng tôi có mặt tại bến tàu Rạch Giá, ông nội chờ sẳn để đón bé ting về nhà vườn để nghỉ hè, còn vợ chồng chúng tôi tiếp tục chờ lấy vé tại phòng vé của bến tàu đi Hòn Tre. Tranh thủ thưởng thực không khí trong lành của buổi bình minh biển, làm nhanh hai đĩa cơm, nhâm nhi càfê chờ phóng vé mở cửa. 07h20 chúng tôi mua được vé tàu cánh ngầm đi Hòn Tre.
Một góc vịnh nhỏ - Hòn tre chụp từ trên cao
Đúng 08h00 tàu khởi hành, đây là loại tàu cánh ngầm nhỏ, thuộc công ty Ngọc Thành, hành trình được thông báo khoảng 45-60 phút sau sẽ đến đảo. Vào chỗ ngồi bà xã tôi không kìm được bệnh ăn hàng, khi thấy các hàng bánh cuốn, bánh mì chả đón mời, thôi thì tôi cũng ăn ké vậy . . . cho đỡ thèm.
Gần 09h00 tàu đến đảo nhưng không cập vào cảng, vì là tàu lớn nên không vào được, tuy nhiên chúng tôi vẫn vào được nhờ ghe trung chuyển đưa vào đảo. Tới nơi, tôi bắt liên lạc với nhanh với anh Lành, là một nhân viên làm ở Bảo hiểm xã hội huyện, tranh thủ kiếm thêm bằng nghề hướng dẫn viên lúc rỗi. Lên xe, anh cùng một đứa cháu đưa chúng tôi về nhà nghỉ bưu điện huyện đã được đặt sẳn trước đó.
Nhà nghỉ bưu điện huyện nằm lọt thỏm trong khu vực hành chính huyện, trung tâm hành chính huyện là nơi hội tụ các cơ quan ban ngành ngang và trực thuộc huyện như Phòng giáo dục, công an, viện kiểm sát, tòa án v.v. phải qua một cổng bảo vệ mới vào được nhà nghỉ, điểm này tạo sư an tâm cho vợ chồng chúng tôi khi ở một nơi mới mẻ như thế này.
Hòn Tre là một xã đảo nhỏ thuộc huyện Kiên Hải, ngoài ra còn các hòn Lại Sơn, Nam Du, An Sơn v.v. cũng thuộc Kiên Hải - Kiên Giang. Hòn Tre là trung tâm hành chính huyện Kiên Hải cách Rạch Giá 30km, là một đảo nhỏ, dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề biển và làm rẫy, chủ yếu là trồng xoài, mít, tiêu và mãng cầu. Nhấp vội ly càfê nghe anh Lành điểm khái quát sơ qua Hòn Tre để có thêm chút hiểu biết về nơi này.
Từ giã anh Lành, chúng tôi khệ nệ mang hành lý bao gồm túi quần áo, laptop, cần câu cá và lò than dã chiến, với thật nhiều ý định khám phá đảo v.v. trong thời gian sắp tới.
Đúng 11h00 sáng, Lành đến và đưa chúng tôi đi tham quan quanh đảo, trên đường đi giới thiệu nhanh qua các điểm như vựa hải sản, chợ, đền thờ ông, bãi chén, đuôi hà bá, tinh xá ven sườn núi v.v. và khám phá những chỗ mát mẻ để buông câu, cắm trại lý tưởng. Đi hết một vòng quanh đảo nhìn đồng hồ chưa đến 12h00. Như vậy Hòn Tre được bao quanh bằng một con đường bê tông khoảng 12km, xe cộ rất ít, dân cư trú ngụ chủ yếu trên các triền dốc, xe cộ lưu thông thoải mái, không sợ mất, rất an ninh.
Kết thúc một vòng quanh đảo tôi đề nghị thuê hẳn một chiếc xe để đi chơi trong khoảng thời gian còn lại, dùng cơm trưa xong và lên phòng nghỉ ngơi. 02h00 chiều chúng tôi vác cần cùng nhau xuống bãi chén, đây là một bãi tắm nhỏ, được cây cối che phủ rất mát.
hì, cuối cùng cũng được giăng câu - bãi chén
Đường xuống bãi chén là những bậc thang cao
Nhanh chóng chọn địa thế thuận tiện cho việc triển khai bếp nướng, giăng câu và tắm biển. Thực đơn lai rai là một ít tôm tích còn tươi luộc chín, một ít ốc dòm nướng trong lúc buông câu hóng gió biển.
Hình vài chú tôm tích
Bịch tôm tích tậu được của ngư dân vừa đánh bắt tươi rói
Giờ ngồi post bài mà vẫn còn thèm . . . chẹp, chẹp
Phục vụ vợ . . .
Tắm biển, câu kéo, thưởng thức một ít đồ biển chợt nhớ da diết lại thời hai vợ chồng mới cưới đi bụi ở Hà Tiên, mới đó đã gần 10 năm, thời gian trôi nhanh thật, thật uổng phí khi bị cuốn theo dòng xoáy nơi thị thành, ta già thật, già thật rồi. Chợt nghe văng vẵng đâu đây lời bài hát . . .em ơi có bao nhiêu, 60 mươi năm cuộc đời . . . của Y Vân.
Hơn 04h00 chiều, khách du lịch đến bãi chén tắm cũng về dần, để lại quán lá xơ xác cùng vợ chồng tôi ngồi đó. Bừng tỉnh, thôi về thôi, cuối cùng cơn đói cũng kéo chúng tôi về thực tại . . . thu xếp hành lí chúng tôi quay về, quyết định dừng chân dùng cơm chiều tại một nhà hàng ven biển có tên Biển Nam tranh thủ ngắm hoàng hôn buông xuống. Biển Nam là một nhà hàng có cách bài trí đẹp, phía trên sát lề đường là một nhà tranh lớn, dành cho du khách ăn uống với số lượng đông, nếu khách có nhu cầu dùng bữa trong khung cảnh biển dân dã với số lượng 5-7 khách thì men theo các bậc thang xuống các chòi là. Các chòi lá rất vệ sinh, sạch sẽ có võng, quạt và mái che phòng khi trời mựa đặc biệt là có tầm nhìn ra biển thật đẹp. Khách có thể gọi món thông qua số điện thoại được dán sẳn ở góc chòi. Giá cả vừa phải tương đương quán xá ở TpHCM, chứ không kinh hãi như Vũng . . .
Bà xã đang khệ nệ leo xuống chòi lá
Đường xuống chòi là ở nhà hàng Biển Nam
Vợ tôi thật dễ thương trong vai trò đi chợ, bã kêu liền cái lẫu cá bóp thật hấp dẫn, hai vợ chồng hì hụp ngon lành như chưa từng ăn. No nê, mỗi người tìm một cái võng để nằm hóng gió. Cơn ghiền câu cá của tôi lại đến, lại tiếp tục buông cần trong hoàng hôn với tiếng sóng biển bên tai rì rào, rì rào.
Buông câu đỡ ghiền
Hình ảnh ít thấy khi câu cá cùng chồng
...ăn no nên mới vui thế ...
Hoàng hôn thật đẹp, hình như đây là lân đầu tiên được ngắm hoàng hôn bên cạnh vợ, bỏ lại sau lưng mọi lo toan (khộng bỏ cũng không làm được gì, vì đang ở đảo, hì).
Miệng thì thào lời bài hát . . . biển một bên và em một bên, mai mốt . . . lòng dâng trào nhiều cảm xúc . . .phải chăng . . .
Mặt trời lặn, chúng tôi thu dọn hành lý di chuyển về nhà nghỉ, kết thúc một ngày tham quan, mình mẩy rã rời. Có lẽ tối nay ngủ rất ngon đây.
Ngày thứ hai
Hôm nay là 25/4 âm lịch trùng vào dịp lễ nghinh ông tại đây. Ông cá voi ở đây được ngư dân rước, xây đền thờ khoảng vào năm 2007, có chiều dài khoảng 9m, với những câu chuyện thật kì bí về ngày Ông tấp vào đảo, được một người dân kể lại bằng giọng điệu trầm, nhỏ cùng thái độ tôn trọng về sự linh thiêng của Ông. Chuyện kể rằng, ngày ấy Ông vào đảo nhưng chưa chết hẳn, mình có một vết thương sắp lành, ngư dân thấy vậy dùng thuyền kè, kéo đưa Ông ra biển nhưng Ông vùng vẩy lao lại vào đảo như ngụ ý chọn nơi đây là nơi yên nghỉ, lúc này mình Ông bị đá biển làm xây xát nặng, được một lúc thì ông trút hơi thở cuối cùng, giọng người kể trầm hẳn xuống . . . chính quyền địa phương điện báo vào đất liền, họ cử tàu lớn ra đây để kè xác Ông vào đất liền, tuy nhiên vừa chạy được một lúc tàu chao đảo muốn chìm, người tài công xay xẩm mặt mày, hoảng sợ mọi người mới đưa Ông vào lại đảo, cúng vái và xin lập đền thờ Ông tại đây. Hằng năm ngày giỗ Ông tức là lễ nghinh Ông được tổ chức vào 26/4 âm lịch, tuy nhiên lễ hội bắt đầu sớm từ 24/4 kéo dài đến ngày chính thức, không chỉ ngư dân ở đây tham gia cúng viếng mà mọi người dân ở nơi khác cũng kéo đến thắp hương, dâng lễ cúng Ông, họ cầu xin ghe tàu đầy cá, con cái khỏe mạnh và mua may bán đắt . . .Thật là li kì và may mắn khi đi du lịch trùng ngay lễ nghinh Ông.
Kết thúc câu chuyện, đúng lúc vợ chồng tôi làm xong tô bún cá ngon lành cho bữa điểm tâm sáng, ai về Kiên Giang đều không thể bỏ qua món ăn dân dã này, nhưng ở Hòn Tre món ăn này có phần đặc sắc hơn hẳn, ngoài cá còn có chả tôm hay cua biển gì đó (rất ngọt và béo) thay vì tép lột vỏ và rim như ở đất liền, ăn kèm với rau sống, chuối cây xắt nhuyễn . . ., ngon quá tôi làm thêm một chén chả tôm cho đã thèm.
Ăn sáng, uống càfê ngắm chợ cảng trong buổi sớm thật khoan khoái. Hôm nay với tâm trạng thư thái chúng tôi rảo xe đến viếng một tịnh xá trên đảo, là 01 ngôi chùa nhỏ nằm ven sườn núi, để xe trên đường nhựa, đi bộ leo núi gần 20 phút mới tới được ngôi chùa, đường lên chùa đổ bê tông nhưng khá dốc, chúng tôi vừa đi vừa nghỉ mệt ven đường, dọc theo hai bên đường là những hàng xoài cổ thụ có trên 40 năm tuổi, gốc to hai người ôm, vào thời điểm cuối mùa xoài nhưng xoài chín cây rụng đầy hai bên đường, leo núi mệt nhoài quên hẳn lượm xoài rơi hay chụp hình. Đến nơi, sau khi chúng tôi quỳ lạy bồ tát, đức Phật tổ thì kiếm một chổ mát mẻ ngồi thở oxy, phù mệt quá. Gần 10h chúng tôi xuống núi về, ngược hẳn với lúc leo lên vừa mệt vừa mất thời gian, leo xuống chúng tôi chỉ mất khoảng 10 phút và không cần nghỉ mệt.
Trên đường về đến nhà nghỉ, tranh thủ làm 02 hộp bánh tằm mặn, món ăn miền tây mà. Vào phòng xử xong bánh tằm, chúng tôi lăn ra ngủ ngày thật ngon lành vì quá tốn calo cho buổi leo núi. Gần 03h00 chiều thức dây tiếp tục rong ruổi dạo chơi quanh đảo ghi lại vài tấm ảnh kỉ niệm.
...chụp hình chổ này thật mạo hiểm
...đường ở đây rất nhỏ
..chụp được, chụp hoài
người tí hon
ngồi thở
...cảnh núi
... hoàng hôn ...
Chiều đến chúng tôi ghé nhà hàng Bãi Bàng. Có tên là như vậy là do ở bãi biển này có rất nhiều cây bàng rất lớn, có cây to đến 5-7 người ôm, khác với Biển Nam, Bãi Bàng rất mát vì nằm dưới tán những cây bàng già nhìn ra biển. Với thực đơn nhỏ gọn 01 con gà rẫy 1/2 nướng và 1/2 nấu cháo trộng gỏi và một dĩa mực xào chua ngọt, mời thêm hai chú cháu anh Lành chúng tôi làm bữa tiệc giao lưu.
gà rẫy nướng chao
...trong lúc chờ đợi, chấp trước 01 chai
...chai bia đầu lúc nào cũng ngon cả.
Có câu Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu, uống được 04 chai đã chớm say rồi, chắc do còn thiếu bạn nhậu. Từ giã chú cháu anh Lành chúng tôi về nhà nghỉ. Ăn uống no nê, bia rượu mềm môi làm giấc ngủ đến sớm, chúng tôi có được một đêm ngon giấc.
Ngày thứ ba
Hôm nay đúng vào ngày 26/4 âm lịch là ngày chính của lễ hội, là ngày mội người tổ chức kiệu rước ông và diễu hành bằng tàu quanh biển. Ăn sáng xong, vào dinh Ông thắp nén hương, viếng di hài và chuẩn bị xem lễ. Ghi lại chút hình ảnh của đoàn ghe, tàu tháp tùng lễ nghinh Ông.
Xem xong lễ nghinh Ông thu xếp hành lý chúng tôi mua vé tàu rời Hòn Tre lúc 11h00 với cảm giác bồi hồi, luyến tiếc.
Nam Yến Nhân
Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013
Đi phượt - Phú Quốc 05-2013
Thời điểm cuối tháng 04 trời khá nóng và khô, tranh thủ dịp nghĩ lễ 30/4 khá dài cả nhà quyết định đi phượt về miền tây, với điểm đến dự kiến là Phú Quốc.
Sau hơn 07 giờ rong ruổi trên xe máy cuối cùng cả gia đình về đến trang trại của ông, bà nội tại một cù lao trên sông thuộc xã Mong Thọ - Châu Thành - Kiên Giang. Nghỉ ngơi một buổi chiều và qua đêm tại đây để ăn uống và lấy lại sức. Tại đây, tranh thủ đặt tiếp vé tàu cánh ngầm khứ hồi cho cả nhà đi Phú Quốc, giờ khởi hành là 01h00 chiều hôm sau tại bến tàu Rạch Giá -Kiên Giang, phù . . . thế là xong, còn hơi lo lo vụ khách sạn vì chưa đặt được, thôi kệ tới đâu hay tới đó, đi bụi mà.
Sáng hôm sau, tranh thủ đị dạo xung quanh trang trại của ông, bà ngắm vườn cây ăn trái, dùng cơm trưa. Đến 12h30, từ giã ông, bà cả nhà tiếp tục khởi hành ra bến tàu. Khoảng 15 phút sau cả nhà có mặt tại bến tàu Rạch Giá. Đúng 01h00 chiều, cả nhà lên tàu Dương Đông bắt đầu chuyến hành trình dự kiến khoảng 03 giờ ra đến Phú Quốc.
Với tiết trời khá nóng, lên được tàu có máy lạnh hai mẹ con trông vui hẳn lên
Bác thợ chụp ảnh nhí chụp bố mẹ
Trong thời gian đi tàu khoảng 03 giờ, tranh thủ lúc rỗi làm vài tấm hình kỷ niệm . . .
Hai mẹ con hóng gió trên boong tàu
Tàu chạy rất nhanh và mát
Rất nhiều khách du lịch cũng tranh thủ ghi lại hình kỷ niệm
...tiếp tục chụp hình ở đuôi tàu
Khoảng 04h15 chiều tàu cập bến, cả gia đình xuống cảng chờ lấy xe và hành lí. Đã bắt đầu cảm nhận được không khí biển.
Đây là hình ảnh con tàu đã đi
Hai bố con . . .
bé ting trong lúc ngồi chờ hành lí
Sau khi lấy hành lí và xe, cả nhà tranh thủ ghi lại vài tấm ảnh tại khu vực cầu cảng vào buổi chiều, trước khi vào thị trấn Dương Đông.
Ting 01
Ting 02
Mẹ . . .
Mẹ và ting
Hai bố con
Bố và mẹ
Xong, tới Phú Quốc rồi bắt đầu lo chuyện ngủ nghỉ, khách sạn thôi. Hôm nay là đợt lễ 30/402013 không biết có đặt được khách sạn hay nhà nghĩ không nữa, alo . . . alo . . ., . . . .
Chẹt, không có khách sạn, nhà nghỉ rồi, phải dùng quyền trợ giúp thôi. Alo, . . .may mắn cuối cùng cũng gặp được người quen ở đây, thế là cuối cùng cũng giải quyết được chổ ở. Chủ nhà là vợ, chồng anh Sa anh của chú em trong TpHCM, chủ nhà rất hiếu khách, hòa nhã và may mắn là làm trong ngành du lịch nên hướng dẫn tận tình các điểm du lịch nổi tiếng ở Phú Quốc như: nơi sản xuất rượu sim, bãi Sao, bãi Dài, suối đá Bàn, suối Tranh, Khu di tích tù Phú Quốc . . .
Nhưng bây giờ đã là 19h00 rồi, cơm nước xong và bắt đầu rong ruỗi ngắm chợ đêm Dinh Cậu thuộc thị trấn Dương Đông thôi. Từ nơi ở chạy xe máy khoảng 10 phút ra đến chợ đêm Dinh Cậu, nơi này chủ yếu hoạt động về đêm ấy vậy nó mới có tên là chơ đêm, là khu vực chủ yếu phục vụ cho khách du lịch có nhu cầu thưởng thức các món hải sản. Gần nơi đây là bến tàu nhỏ phục vụ nhu cầu đi câu mực đêm cho khách du lịch, câu mực đêm và ăn cháo mực trên tàu câu là thú vui không thể bỏ qua nếu có dịp ghé qua nơi này, theo anh Long một người dân địa phương kể. Tuy nhiên cả nhà phải bỏ lỡ thú vui câu mực, vì vào mùa trăng đặc biệt là cao điểm lễ thì không có mực để câu, do các thuyền ghe tập trung đánh bắt trước đó rất nhiều để phục vụ khách du lịch. Sau khi rảo một vòng quanh thị trấn Dương Đông, chủ yếu là biết đường đến chợ (phục vụ cho cái bụng), tìm chổ giặt ủi, cuối cùng ngồi ngay bờ biền thưởng thức ly cà phê hóng gió biển rất tiếc không có ai ca hát gì để nghe. Quay tới quay lui đã là 21h00 đêm, thôi quay về nhà nghỉ sớm để dành thời gian cho những chuyến tham quan ngày mai.
Ngày thứ nhất
Ngày thứ nhất
Sáng hôm sau, 06h30 chủ nhà giới thiệu và thết đãi gia đình bữa điểm tâm sáng là những tô bánh canh thật ngon, bánh canh được làm tại chổ bằng bột gạo mềm mại với chả cá thật ngọt, kèm những miếng cá biển phi lê tươi. Cả nhà dùng điểm tâm trong không khí biển buổi sáng se lạnh.
Ăn sáng và dùng cà phê xong, tạm biệt chủ nhà cả nhà bắt đầu theo lịch trình tới điểm đầu tiên đó là nơi sản xuất và bán rượu sim, một đặc sản của Phú Quốc. Khoảng 15 phút đến nơi tranh thủ bấm vội vài tấm ảnh lưu niệm khu vực này.
Hai mẹ con ở nơi giới thiệu rượu sim
Hai bố con - phòng trưng bày đặc sản từ sim rừng
Điểm bán rượu Sim
Một góc vườn hoa Sim Sơn - Thợ chụp ảnh xấu quắc
Tham quan các đặc sản làm từ sim rừng như rượu, si rô, sim rừng khô gì đó, tiêu, các loại thuốc từ cây như mật nhân v.v cả nhà giải khát bằng sirô sim chua chua ngọt ngọt trong cái nắng sớm thật thoải mái.
Đúng 8h00 bắt đầu di chuyển đến điểm kế tiếp mất hơn 15 phút, đó là khu nuôi ngọc trai và bán các loại trang sức từ ngọc trai Ngọc Hiền. Phú Quốc có đến 03 khu nuôi trai hoặc hơn, không nhớ rõ tên, cả nhà chỉ đi tham quan có mỗi cơ sở nuôi ngọc trai Ngọc Hiền. Tại đây chúng ta được nhân viên giới thiệu các sản phẩm trang sức làm từ ngọc trai, được tham quan mổ trai lấy ngọc tại chổ, hướng dẫn cách phân biệt ngọc trai thật giả, trai nước ngọt và trai nước mặn, bản thân ngọc trai đa dạng về màu sắc, có rất nhiều kích cỡ. Giá trị của chúng từ vài trăm nghìn cho đến vài trăm triệu và có những sâu chuỗi có giá cực sốc. Đặc biệt có những tháng khuyến mãi dành cho đơn hàng đạt mức theo quy định của công ty, người mua sẽ được tặng một con trai sống và tự tay mổ lấy ngọc từ chúng thật thú vị.
Hai mẹ con tại quầy bán đồ trang sức từ ngọc trai
Đứng kế xâu chuỗi - Và mơ ước . . .hì hì
Một viên ngọc trai
Bãi biển khu nuôi ngọc trai
Bãi biển khu nuôi ngọc trai
Rời khu nuôi cấy và bán các sản phẩm từ ngọc trai, cả nhà tiến về phía xã An Thới. Đi khoảng hơn 01 giờ đồng hồ tới trung tâm xã, khu vực này chủ yếu tập trung ghe thuyền đánh cá sau khi đánh bắt, là nơi mua bán thủy sản. Nếu có nhu cầu bơi lặn và ngắm san hô, câu cá có thể xuất phát từ đây.
Từ trung tâm xã đi tiếp khoảng 20 phút tới khu di tích tù Phú Quốc, lúc này đã hơn 10h nên cả nhà tranh thủ chụp hình lưu niệm nhanh để tránh nắng và lo cho cái bụng ở điểm tiếp theo.
Chụp hình lưu niệm với Bác xe ôm
Hai bố con chụp hình lưu niệm
Một khu vực trong khu di tích tù Phú Quốc
Một khu vực trong khu di tích tù Phú Quốc
Rời khu di tích tù Phú Quốc, gần 11h00 rồi. Chắc do sáng nay tham quan đi bộ hơi nhiều nên cảm giác đói cồn cào. Tiếp tục di chuyển khoảng 10 phút đến khu vực Sao Beach sau khi quăng xe, vào bãi biển thì . . . ặc . . . đông nghẹt, lễ mà. Dẹp bỏ phong cách khách du lịch, phải tự thân vận động thôi, chạy tới chạy lui cũng dọn được bộ bàn ghế dưới hàng dương mát rượi nhìn cũng ra trò.
Nhanh miệng ngoại giao cùng cô phục vụ xinh xắn, thế là có được nước và đĩa trái cây giải khát. . .
Tiếp tục là gỏi cá trích, xà lách cá ngừ cuối cùng là cơm và lẫu hải sản.
Quá nhiều cho ba người, cả nhà cùng nhau chén no nê. Chuẩn bị xuống biển để thưởng sự ấm áp của biển (thoạt đầu tưởng là mát).
Cảm nhận đầu tiên khi xuống biển ngoài sự ấm áp của làn nước, còn có vẻ đẹp mê hồn của mặt biển trên nền cát trắng tinh, làm cho mặt nước có màu xanh ngọc đẹp lung linh khó tả, thật xứng với danh hiệu đảo ngọc Phú Quốc, đắm mình trong làn nước trong vắt tới tận đáy, quên hết những mệt mỏi của những chuyến đi dài thì không gì sánh bằng. Cả nhà cùng nhau thưởng ngoạn vẻ đẹp tinh túy của biển Phú Quốc.
Đến với khu du lịch ở đây, ngoài vẻ đẹp của biển ta còn bắt gặp sự thân thiện trong phong cách phục vụ của nhân viên ở đây, đặc biệt là giá cả luôn bán đúng giá niêm yết trong thực đơn. À, còn một sự kiện quan trọng nữa, thật ra gọi là sự kiện chỉ là cách nói quá hơn thôi, đó chính là ở đây, đi xe máy chúng ta không cần phải gửi, không cần khóa cổ, chỉ cần quăng xe tại bất kì điểm nào mà ta cảm thấy tiện mà không sợ gặp đạo chích, còn đối với bản thân tôi thì hơi lúa vì khóa cổ xe, trong khi bao nhiêu xe xịn hơn xe mình không cần làm việc đó, nhưng mà thôi để mua lấy sự an tâm vẫn tốt hơn . . .
cảnh biển
cảnh biển
cảnh biển
cảnh biển
không phải cảnh biển
Thấm thoát đã đến 03h00 chiều, thời gian trôi thật nhanh, cả nhà uống vội những trái dừa tươi ngọt lịm, thu xếp vật dụng chuẩn bị rời bãi biển kèm theo sự luyến tiếc trong lòng, nhất là bé ting không muốn đi cứ muốn tắm mãi.
Rời Sao Beach, đi khoảng 10 phút đường nhựa và 20 phút đường ven núi cả nhà đến điểm tiếp theo để chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của ngôi chùa Hộ Quốc. Tọa lạc ven sườn núi, có hướng nhìn ra vịnh lớn của hòn đảo, từng bậc thang được xây theo lối kiến trúc tựa như Tử cấm thành của Trung Quốc (không biết phải không) khiến cho khách tham quan ngạc nhiên, thích thú. Sự tĩnh lặng của ngôi chùa (vì đây là khu vực hoàn toàn không có dân cư sinh sống) với từng làn gió mát lạnh từ núi mang tới càng tăng thêm vẻ linh thiêng, huyền bí của ngôi chùa. Bên cạnh đó, trong khuôn viên chùa có một vườn ươm cây, chủ yếu là các loại cây kiểng bon sai lớn, điểm đặc biệt là chúng được ươm trồng bởi các vị nguyên thủ, lãnh đạo cấp trung ương. Cả nhà sau khi dâng hương, lễ cúng lạy bồ tát, không thể không ghi lại vài tấm hình kỷ niêm.
Cổng chùa Hộ Quốc
Cổng chùa Hộ Quốc
Trước thềm chính điện
Trước thềm chính điện
Cổng chùa nhìn từ bên trong
Sân trước thềm chính điện nhìn ra biển
Sân trước thềm chính điện nhìn ra biển
Sân trước thềm chính điện nhìn ra biển
Trước cổng chùa
Mãi ngắm cảnh chùa nhìn lại đồng hồ đã gần 4h30 chiều. Cả nhà lên xe hối hả quay về thị trấn Dương Đông. Trên đường về tranh thủ tạt qua suối Tranh để thưởng ngoạn, tuy nhiên vào mùa khô suối không có nước. Ở Phú Quốc ngoài suối Tranh còn có suối Đá Bàn rất đẹp, dân địa phương ngoài thú vui tắm biển còn có thú vui tắm suối vào những dịp lễ, cuối tuần với hành lý chỉ cần thùng bia và vài ký lô ốc nhảy hoặc hải sản gì đó là có thể làm nên buổi tiệc BQ tuyệt vời, chỉ cần ngâm vài lon bia xuống suối khoảng 5-7 phút bạn có được những lon bia ướp lạnh mát rượi. Chà! suối không có nước thật tiếc. Cả nhà quay về thị trấn, có mặt tại nhà đúng 06h00 chiều.
Tối 07h00, sau khi tắm rửa, nghỉ ngơi thoải mái, chúng tôi dùng cơm với gia đình chủ nhà theo thực đơn yêu cầu, món lẩu cá bóp và cá dìa chiên . Ai đã từng dùng lẩu cá bóp đều không thể quên được vị béo ngọt của gan, lòng cá bóp đó chính là điểm đặc trưng khi dùng món này, thú vi hơn nữa là tất cả đều tươi bên cạnh món cá dìa chiên dòn, béo ngậy nhai luôn cả xương ních thật đây bụng mà còn luyến tiếc.
Một ngày ở Phú Quốc đã qua, với kế hoạch đi lướt các điểm tham quan, sau đó nếu điểm nào đẹp và ấn tượng nhất thì hôm sau sẽ cắm trại, tuy nhiên mọi chuyện không như dự kiến, một phần là do Phú Quốc khá rộng, một phần do để đảm bảo sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình nên kế hoạch ban đầu bị lượt bỏ.
Ngày thứ hai
Hôm nay, khá quen thuộc với đường xá thị trấn, do chủ nhà cũng tất bật trong dịp lễ vì làm nghề du lịch, nên gia đình tự túc đi dùng điểm tâm, thưởng thức lại món bánh canh bột gạo một lần nữa, sau đó uống cafê sáng tại một quán ven biển để lên kế hoạch cắm trại. Cuối cùng được sự thống nhất cao của các thành viên trong gia đình, quyết định cắm trại tại bãi biển ngay chùa Hộ Quốc, có 02 lí do để chọn nơi này, một là đây không phải là khu du lịch, bãi biển hoang sơ, chỉ có 01 quán cafê nhỏ tọa lạc tại đây, hai là được ngắm lại cảnh chùa Hộ Quốc hùng vĩ với không khí từ núi đá tỏa ra mát lạnh trong cái nắng mùa hè.
Mẹ Chi nhanh chóng lên danh sách các món ăn nguội như đồ hộp, bánh mì, lò than v.v. cho chuyến đi bụi. Sau khi rảo nhanh qua chợ, chọn mua thực phẩm, đặc biệt có món chả cá biển rất nóng và ngon, không quên sắm thêm một cần câu máy, cả nhà lên xe tiến về địa điểm đã chọn.
Khoảng 8h300 đến bãi biển trước chùa, sau khi gọi nước uống, 02 mẹ con nhanh chóng chiếm giữ 02 chiếc võng nằm đu đưa hóng gió biền, còn tôi vác cần câu lội ngay ra khu vực có đá hòn lởm chởm thử vận may. Với hành lí là 01 cần câu máy, 01 bịch mồi câu gồm tôm, mực, một ổ bánh mì chả cá và 01 chai nước suối. Bắt đầu buông câu, kiểu câu sát đáy, ngay lần đầu tiên buông câu và hồi hộp chờ, chưa tới 05 phút đã có thành quả, đó là 01 chú cá cỡ bàn tay không biết tên, những lần buông câu sau, áp dụng kiểu câu sát đáy nhưng rê dần vào bờ thị hiệu quả hơn hẳn, cá ở đây ăn rất dữ, hơn 03 lần chúng tha cả lưởi xuống đá và kẹt phải cắt dây.
Sau một hồi câu kéo, mất lưỡi, chì và thành quả được khoảng hơn chục chú cá tầm bàn tay. Khá mệt với kiểu di chuyển giữa các hòn đá lớn và bị hàu cắt, tôi thu cần quay qua giao lưu với dân địa phương, tôi tặng họ một ít dây, lưỡi và chì để họ dùng câu lặn (nghe rất lạ), ngồi nhâm nhi ly cafê và quan sát, chỉ mỗi 02 người với trang bị là kính lặn, mang dép, thùng nổi cột dây ngang lưng hì hục lặn hụp, chưa đầy 01 giờ sau thành quả của họ là những chú cá mú nhỏ cỡ bàn tay, ốc nhảy và rất nhiều nhum biển, thật là thích thú. Hiếu kì tôi mượn kính và đồ nghề, họ vui vẻ cho mượn và hướng dẫn cách sử dụng rất nhiệt tình.
Với mực nước khoảng trên dưới 02m mang kính lặn, nhìn xuống đáy biển đẹp như một bức tranh, đa dạng các loài cá, chúng không hề sợ sệt hoặc bỏ chạy trước sự xuất hiện của con người, từng quầng thể san hô đủ màu sắc vô cùng đẹp. Theo hướng dẫn tôi bắt đầu câu lặn, chủ yếu là loài cá mú, chúng rất dạn, chỉ cần quăng mồi câu ngay miệng hang là chúng lao vào cắn xé ngay, cái khó là bạn không thể mang kính lặn và giữ thăng bằng lâu dưới nước như ngư dân được. Lặn hụp hơn 01 giờ tôi cũng được 03 chú cá, người mệt lữ, mới biết cái khó của nghề lặn như thế nào. Rất tiếc bản thân là thợ chụp hình dã chiến, nên khi vào cuộc không có ai ghi lại những khoảnh khắc khó quên này.
Lên quán cafê nằm, mình mẩy đờ đẩn, tay chân thì đầy những vết cắt do hàu đá và san hô để lại, làm nhanh vài miếng lương thực chuẩn bị lúc sáng, nhấm nháp những chú cá biển nướng than câu được chấm muối ớt vừa ngọt vừa cay, nghỉ ngơi tranh thủ chụp vài tấm cho 02 mẹ con, rồi chuẩn bị về.
Một góc ảnh bãi biển chùa Hộ Quốc
Chụp hoài không chán
Đi đâu cũng chụp
Sóng đánh tuột quần
Ting đi bắt ốc
Cảnh đẹp PQ
Người đẹp PQ
Kết thúc chuyến đi cắm trại, 03h00 chiều cả nhà rong ruổi trên những nẻo đường về nhà, trong lòng còn rất nhiều luyến tiếc. Chuyến đi hôm nay là sự khám phá, thú vị và may mắn. Được hướng dẫn tận tình lặn, ngắm cảnh và câu cá thoải mái hoàn toàn miễn phí, trong khi nếu đi tour cho 03 người với thời gian hạn chế là 03 tiếng mất khoảng 1,2 tr. Ôi du lịch bụi mệt nhưng vô giá.
Khoảng 05h30 chiều về đến nơi ở. Tranh thủ tắm rửa, chuẩn bị cho buổi tối cùng chủ nhà. Chủ nhà rất hiếu khách, để chuẩn bị cho từng buổi ăn tối luôn luôn hỏi khách thích dùng gì, tuy nhiên đối với bản thân tôi thì cực kì đơn giản, chỉ yêu cầu món gì ở Phú Quốc có mà tôi chưa ăn thì cứ dọn, thế là thực đơn cho tối nay là cơm với canh nấm tràm, nấm tràm là loài nấm chỉ mọc ở thân cây tràm, tràm là loài cây đưỡc trồng ở rất nhiều nơi ở miền tây và đông nam bô, chúng thường được sử dụng trong ngành xây dựng, tuy nhiên để có nấm tràm thì trời phải có vài cơn mưa và chỉ có vùng hải đảo như Phú Quốc mới có loại nấm này. Thế là được chén một bữa no nê với canh nấm tràm nấu với mực tươi, thịt nạc và trứng, nấm tràm ngọt nhưng có vị nhẫn nhẫn rất nên thuốc, húp chén canh nhưng miệng chỉ nhai toàn nấm tràm, ăn trừ cơm thật khoái khẩu. Ngồi nhâm nhi vài lon bia với chủ nhà để quên đi sự tất bật, hối hả của lối sống nhanh của thành thị. Thỉnh thoảng vài chú tắc kè bò trên tường tăng thêm sự ngạc nhiên cho mọi người trong gia đình, vì ở đây nhà nào có tắc kè sống thì họ coi như là một điềm may mắn.
Ngày thứ ba
Hôm nay, cả nhà dự kiến đi tham quan phía bắc của đảo, tuy nhiên sau khi đi một số bãi biển bình dân ở phía này cả nhà đã thấm mệt. Nhưng cũng tranh thủ ghi lại vài tấm ảnh lưu niệm trên đường đi.
Đường đi bắc đảo
Phía bắc đảo, các quán nằm ở phía này có giá cả bình dân hơn, chủ yếu dành cho khách du lịch, phần nhiều dân địa phương, các món hải sản đầy đủ không thiếu thứ gì, tuy nhiên giá cả rẻ hơn độ khoảng 40k-50k so với các điểm Sao beach và Long beach.
Kết thúc chuyến đi buổi sáng lúc 10h00. Cả nhà quyết định nghỉ ngơi buổi chiều không đi đâu hết. Chiều đến tranh thủ tham quan chợ để nắm giá cả, mua các thứ về làm quà.
Tối nay chủ nhà thết đãi món gà rẫy Phú Quốc hấp lá chanh và nhum biển. Gà rẫy ở đây có trọng lượng trên dưới 1kg2 là ngon, thịt gà dai và ngọt, ăn kèm lá chanh và chấm muối tiêu chanh thì hết ý, nhum biển còn có tên gọi khác là cầu gai, mỗi con có thịt độ khoảng một muỗng càfê, ít thế nhưng cực kì béo và ngọt, nhum biển thịnh hành nhất là món nướng mỡ hành ăn với muối tiêu chanh, tuy nhiên nếu ai dùng đươc với mù tạt thì trên cả tuyệt vời, ngày lễ giá mỗi con cực kỳ mắc, tuy nhiên bữa nay vừa hết lễ giá mỗi con chỉ độ 4k-5k. Ăn uống no say cả nhà có một bữa ăn thật ngon miệng.
Ngày thứ tư
Bữa nay lịch trình cả nhà đi mua quà để chuẩn bị hôm sau về. Thôi thì món gì hiếm thì mình mua về làm quà, chủ yếu là nấm tràm, hồ tiêu và tiêu ngâm dấm. Tuy nhiên do chủ nhà dẫn đi mua nên có nhiều lợi thế, thứ nhất là không mua nhầm thứ hai là rẻ hơn được vài chục. Mua sắm xong, tranh thủ thời gian rãnh tậu luôn 02 chú chó xoáy (là chó Phú Quốc nhưng tại đây người ta gọi là chó xoáy). Bé ting đặt tên ngay cho chúng là chinter và kid một đực một cái, tuy nhiên vào đến đất liền thì chinter bị chói nước nên qua đời thật là buồn. Tối đến nhâm nhi buổi tiệc nướng với chủ nhà, được tặng thêm một chai rượu đẻn biển thật vui và xúc động với sự niềm nở của bạn bè, người dân Phú Quốc.
Ngày thứ năm
Từ giã chủ nhà, từ giã Phú Quốc với sự tiếc nuối tột cùng, trong khoảng thời gian ngắn ngủi 05 ngày vẫn không thể thưởng ngoạn hết danh lam thắng cảnh ở đây, lòng thầm nhủ Phú Quốc hãy đợi đấy sẽ có ngày . . .
Khoảng 05h30 chiều về đến nơi ở. Tranh thủ tắm rửa, chuẩn bị cho buổi tối cùng chủ nhà. Chủ nhà rất hiếu khách, để chuẩn bị cho từng buổi ăn tối luôn luôn hỏi khách thích dùng gì, tuy nhiên đối với bản thân tôi thì cực kì đơn giản, chỉ yêu cầu món gì ở Phú Quốc có mà tôi chưa ăn thì cứ dọn, thế là thực đơn cho tối nay là cơm với canh nấm tràm, nấm tràm là loài nấm chỉ mọc ở thân cây tràm, tràm là loài cây đưỡc trồng ở rất nhiều nơi ở miền tây và đông nam bô, chúng thường được sử dụng trong ngành xây dựng, tuy nhiên để có nấm tràm thì trời phải có vài cơn mưa và chỉ có vùng hải đảo như Phú Quốc mới có loại nấm này. Thế là được chén một bữa no nê với canh nấm tràm nấu với mực tươi, thịt nạc và trứng, nấm tràm ngọt nhưng có vị nhẫn nhẫn rất nên thuốc, húp chén canh nhưng miệng chỉ nhai toàn nấm tràm, ăn trừ cơm thật khoái khẩu. Ngồi nhâm nhi vài lon bia với chủ nhà để quên đi sự tất bật, hối hả của lối sống nhanh của thành thị. Thỉnh thoảng vài chú tắc kè bò trên tường tăng thêm sự ngạc nhiên cho mọi người trong gia đình, vì ở đây nhà nào có tắc kè sống thì họ coi như là một điềm may mắn.
Ngày thứ ba
Hôm nay, cả nhà dự kiến đi tham quan phía bắc của đảo, tuy nhiên sau khi đi một số bãi biển bình dân ở phía này cả nhà đã thấm mệt. Nhưng cũng tranh thủ ghi lại vài tấm ảnh lưu niệm trên đường đi.
Đường đi bắc đảo
Đường đi bắc đảo
Phía bắc đảo, các quán nằm ở phía này có giá cả bình dân hơn, chủ yếu dành cho khách du lịch, phần nhiều dân địa phương, các món hải sản đầy đủ không thiếu thứ gì, tuy nhiên giá cả rẻ hơn độ khoảng 40k-50k so với các điểm Sao beach và Long beach.
Kết thúc chuyến đi buổi sáng lúc 10h00. Cả nhà quyết định nghỉ ngơi buổi chiều không đi đâu hết. Chiều đến tranh thủ tham quan chợ để nắm giá cả, mua các thứ về làm quà.
Tối nay chủ nhà thết đãi món gà rẫy Phú Quốc hấp lá chanh và nhum biển. Gà rẫy ở đây có trọng lượng trên dưới 1kg2 là ngon, thịt gà dai và ngọt, ăn kèm lá chanh và chấm muối tiêu chanh thì hết ý, nhum biển còn có tên gọi khác là cầu gai, mỗi con có thịt độ khoảng một muỗng càfê, ít thế nhưng cực kì béo và ngọt, nhum biển thịnh hành nhất là món nướng mỡ hành ăn với muối tiêu chanh, tuy nhiên nếu ai dùng đươc với mù tạt thì trên cả tuyệt vời, ngày lễ giá mỗi con cực kỳ mắc, tuy nhiên bữa nay vừa hết lễ giá mỗi con chỉ độ 4k-5k. Ăn uống no say cả nhà có một bữa ăn thật ngon miệng.
Ngày thứ tư
Bữa nay lịch trình cả nhà đi mua quà để chuẩn bị hôm sau về. Thôi thì món gì hiếm thì mình mua về làm quà, chủ yếu là nấm tràm, hồ tiêu và tiêu ngâm dấm. Tuy nhiên do chủ nhà dẫn đi mua nên có nhiều lợi thế, thứ nhất là không mua nhầm thứ hai là rẻ hơn được vài chục. Mua sắm xong, tranh thủ thời gian rãnh tậu luôn 02 chú chó xoáy (là chó Phú Quốc nhưng tại đây người ta gọi là chó xoáy). Bé ting đặt tên ngay cho chúng là chinter và kid một đực một cái, tuy nhiên vào đến đất liền thì chinter bị chói nước nên qua đời thật là buồn. Tối đến nhâm nhi buổi tiệc nướng với chủ nhà, được tặng thêm một chai rượu đẻn biển thật vui và xúc động với sự niềm nở của bạn bè, người dân Phú Quốc.
Ngày thứ năm
Từ giã chủ nhà, từ giã Phú Quốc với sự tiếc nuối tột cùng, trong khoảng thời gian ngắn ngủi 05 ngày vẫn không thể thưởng ngoạn hết danh lam thắng cảnh ở đây, lòng thầm nhủ Phú Quốc hãy đợi đấy sẽ có ngày . . .
Hẹn gặp lại Phú Quốc
Nam Yến Nhân
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)